Các món ngọt nhất định phải thử khi đến Nhật Bản
1. Dorayaki
Nếu bạn đã từng đọc truyện tranh Dorarmon thì chắc hẳn bạn sẽ nhớ đến chiếc bánh mà chú mèo máy thông minh của chúng ta vô cùng yêu thích, đó chính là bánh Dorayaki. Nhiều người Việt Nam thường nhầm bánh Dorayaki là bánh rán do cách dịch của truyện tranh. Tuy nhiên, món bánh này là một biến thể của pancake, thường được ăn kèm cùng nhân truyền thống đậu đỏ Azuki nghiền, vừa bùi vừa béo rất ngon. Theo thời gian, người Nhật đã sáng tạo thêm nhiều nhân khác nhau như đậu xanh, hạt dẻ, cà phê, kem tươi hoa quả, khoai lang,... nên bạn sẽ có nhiều lựa chọn khi ăn bánh Dorayaki. Năm 2008, người Nhật đã quyết định chọn ngày 4/4 hàng năm làm ngày kỷ niệm Dorayaki với lý do đây là moại bánh mà trẻ em nước này rất thích. Tại xứ sở hoa anh đào, ngày cho bé gái là 3/3, ngày cho bé trai là 5/5 à xen giữa vào đó là ngày 4/4 được dành cho Dorayaki.
2. Mochi
Mochi là một loại bánh đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Ở Nhật Bản, món bánh này được sử dụng rất nhiều trong các dịp lễ tết, lễ hội truyền thống hay làm món tráng miệng tại các nhà hàng. Mochi truyền thống là một loại bánh dày nhân ngọt, vỏ bánh được làm từ các loại gạo nếp ngon nhất. Do ảnh hưởng văn hoá và nhiều yếu tố khác, Mochi được cho là du nhập vào Nhật bản từ khoảng năm 300 trước Công Nguyên. Khi đó, loại bánh này chỉ dùng để phục vụ tầng lớp quý tộc. Ngày nay Mochi có thể làm thủ công bằng tay hoặc áp dụng một số loại máy móc phụ trợ giúp làm bánh nhanh hơn. Tuy nhiên, những bàn tay điêu luyện và sự kết hợp hoàn hảo khi người giã gạo người đảo bột đã trở thành thương hiệu của quá trình làm Mochi. Nếu bạn có cơ hội đến Nhật, hãy xem người Nhật làm bánh Mochi truyền thống bằng tay nhé, vô vùng ấn tượng.
3. Taiyaki
Bánh cá nướng Taiyaki là một món ăn đường phố nổi tiếng ở Nhật Bản. Taiyaki có hình dạng một chú cá rất dễ thương, lớp vỏ bánh vừa giòn vừa mềm, lớp nhân đa dạng và hương thơm thì không thể quyến rũ hơn. Có rất nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc của loại bánh này, nhưng nhiều người cho rằng Taiyaki xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1909 tại một cửa hành đồ ngọt tên Naniwaya ở Azabu, Tokyo. Theo thời gian, Taiyaki đã trở nên vô cùng phổ biến trên mọi ngóc ngách và đường phố Nhật Bản. Các loại bánh khác được làm theo mùa nhưng Taiyaki thì được bán quanh năm. Nguyên liệu chủ yếu để làm được một chiếc bánh Taiyaki thơm ngon và bắt mắt chủ yếu là bột mì, nhân truyền thống là đậu đỏ Azuki. Tuy nhiên, ngày nay nhân của Taiyaki đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều với các vị như trà xanh, kem tươi, khoai lang... Nếu bạn dành thời gian đi dạo ở đường phố Nhật Bản thì nhất định phải nếm thử một chiếc bánh cá Taiyaki nhé.
4. Matcha
Matcha - trà xanh là một loại nguyên liệu lâu đời của Nhật Bản. Ngoài việc sử dụng trong trà đạo, ngày nay Matcha còn được dùng để chế biến nhiều loại đồ ngọt khác nhau như: Kitkat vị matcha, kem Matcha, trà sữa Matcha, Mochi nhân Matcha, socola tươi vị Matcha... Mặc dù đều mang hương vị của trà xanh nhưng mỗi loại đồ ngọt đều có một hương bị đặc trưng riêng. Nếu đến Nhật Bản du lịch, bạn đừng quên thử hết các loại đồ ngọt có vị Matcha này nhé.
5. Anmitsu
Anmitsu là một món đồ ngọt tráng miệng mang đầy màu sắc của Nhật Bản. Anmitsu được cho là xuất hiện trong thời kỳ Minh Trị, cho đến nay, cả thế kỷ đã trôi qua nhưng món ăn này vẫn luôn được người Nhật rất yêu thích. Vào những ngày hè oi bức, Anmitsu là sự lựa chọn hàng đầu bởi hương vị thơm ngon, ngọt mát, thanh nhẹ của nó. Nguyên liệu có trong một bát Anmitsu thường là thạch rau câu, bánh nếp, mứt đậu đỏ, một viên kem vani hoặc trà xanh, siro đường nây và những loại trái cây khác nhau được cắt miếng nhỏ. Nếu nhìn vào món ăn này, bạn sẽ cảm nhận được một vẻ đẹp rất Nhật Bản, đơn giản và tinh tế bởi sự kết hợp màu sắc vô cùng hài hoà. Ban đầu, có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng những nguyên liệu này chẳng liên quan gì đến nhau cả, thế nhưng hương vị mà sự kết hợp này đem lại vô cùng tuyệt vời, đủ sức để chinh phục những vị khách khó tính nhất.
5. Kakigori
Kakigori còn được gọi là đá bào - một món tráng miệng phổ biến ở Nhật Bản. Đây là món ăn có lịch sử lâu đời, được cho là tồn tại từ thời kỳ Heian khoảng thế kỷ thứ XI. Tại thời điểm đó, đá được bào bằng dao và ăn kèm với nhựa của các loại cây leo, cẩm tú cầu,... Ngày nay, với sự phá triển của công nghệ và máy móc, bạn sẽ dễ dàng có một cốc đá bào trong tay. Hương vị cũng đã có nhiều sự lựa chọn hơn như dâu tây, xoài, nho, trà xanh,... kết hợp với các loại siro ngọt ngào hấp dẫn. Kakigori được bán ở rất nhiều nơi trên đường phố Nhật Bản vào mùa hè, đặc biệt là các con phố mua sắm. Ngoài ra, bạn cũng có thể nguyên liệu về tự làm ở nhà vi cách chế biến Kakigori khá đơn giản.
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI
0
0
0
0
0
0